Lưu ý: Bà bầu nên ăn dứa khi nào 

Dứa là loại quả giàu các chất có lợi cho cơ thể, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, các bà bầu thường thắc mắc không biết ăn dứa có tốt không khi đang mang thai. Vậy bà bầu nên ăn dứa khi nào và ăn bao nhiêu? 

Bà bầu có nên ăn dứa không?

bà bầu nên ăn dứa khi nào

Hàm lượng axit hữu cơ trong quả dứa là rất cao( axit malic và axit xitric). Ngoài ra, dứa cũng là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như các vitamin C và B1. Thành phần enzyme bromelain có trong dứa có thể phá vỡ cấu trúc protein, thường không được khuyến khích đối với các phụ nữ có thai. 

Vậy câu hỏi đặt ra là bà bầu có nên ăn dứa không?

Thực tế thì một số nghiên cứu đã chỉ ra bromelain có thể gây co thắt tử cung ở động vật nhưng chỉ khi bôi trực tiếp lên tử cung. Bromelain đơn giản là gây ra các cơn co thắt, không gây chuyển dạ. Không có nghiên cứu nào chỉ ra bromelain có thể đẩy nhanh quá trình chuyển dạ ở động vật. 

Ngoài ra, bromelain thực được tìm thấy trong lõi của quả dứa, không nằm nhiều ở phần thịt bên ngoài. Trong nghiên cứu cũng như trên thực tế, chưa có trường hợp nào ăn dứa mà xảy ra hiện tượng chuyển dạ sớm hay sảy thai. Phải ăn từ 7 – 10 quả dưa cùng lúc thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi mới có khả năng. Chính vì vậy, bà bầu không nhất thiết phải kiêng ăn dứa vì trong đó cũng có chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên cần ăn với số lượng hợp lý để không tác động đến thai kỳ.

Bà bầu nên ăn dứa khi nào?

bà bầu nên ăn dứa khi nào

Có thể thấy, với lượng dứa phù hợp thì bà bầu vẫn có thể sử dụng bình thường trong thực đơn của mình. Trong 3 tháng đầu, axit có trong dứa có thể khiến bà bầu bị ợ nóng hoặc trào ngược axit nên các mẹ lưu ý hạn chế ăn dứa, chỉ nên ăn 1 vài miếng nhỏ. Nếu thấy tình trạng ợ nóng hay trào ngược axit càng nghiêm trọng thì không nên ăn dứa trong giai đoạn này.

Ngoài ra, từ tuần 39 trở đi, nếu bà bầu chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì có thể ép dưa lấy nước để uống, giúp gia tăng việc cung cấp bromelain một cách hợp lý để quá trình sinh nở dễ dàng. Ở giai đoạn 3 tháng giữa, mẹ cũng có thể ăn dứa nếu không thấy hiện tượng dị ứng, ợ nóng, trào ngược. Với những người bị dị ứng thì các biểu hiện như ngứa, sưng miệng, mẩn đỏ, nghẹt mũi có thể xuất hiện vài phút sau khi ăn. 

Vậy để trả lời cho câu hỏi bà bầu nên ăn dứa khi nào thì câu trả lời là có thể ăn ở tất cả các tháng trong thai kỳ nếu như mẹ không có những biểu hiện trên. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý nên ăn lượng nhỏ dứa ở giai đoạn 3 tháng đầu nhé!

Một số lợi ích khi ăn dứa trong thai kỳ 

bà bầu nên ăn dứa khi nào

Mỗi quả dứa có chứa hơn 100% lượng vitamin được khuyến nghị cho bà bầu trong một ngày. Ngoài ra, dứa còn có những tác dụng tuyệt vời như: 

Hỗ trợ hệ miễn dịch 

Trong quả dứa có nhiều hàm lượng vitamin C, các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự suy giảm tế bào bên trong cơ thể khi các mẹ mang bầu.

Sản xuất collagen 

Vitamin C có trong dứa sẽ thúc đẩy sản xuất collagen. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong sự phát triển của da, sụn, gân cũng như xương của em bé. Chỉ cần một khẩu phần dứa cũng đã cung cấp gần đủ nhu cầu vitamin hằng ngày( khoảng 80  – 85mg/ ngày). Không chỉ vậy, mangan có trong dứa cũng là một khoáng chất quan trọng giúp xương phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Bổ sung vitamin B

Vitamin B hay thiamine rất có lợi cho các hoạt động của cơ thể, hệ thần kinh cũng như tim. Vitamin B6 và pyridoxine cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng, đem lại cảm giác dễ chịu khi mẹ bị ốm nghén. Việc thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. 

Bổ sung đồng 

Bà bầu ăn dứa sẽ bổ sung được lượng đồng – khoáng chất cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu cũng như tim của thai nhi.

Bổ sung sắt và axit folic

Chỉ cần ăn một khẩu phần dứa để cung cấp lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu và cung cấp axit folic có tác dụng ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh. 

Cung cấp chất xơ 

Lượng chất xơ trong dứa khá cao, có thể giúp mẹ bầu tránh tình trạng táo bón.

bà bầu nên ăn dứa khi nào

Phục hồi quá trình tiêu hóa 

Bromelain có trong dứa không được khuyến nghị nạp quá nhiều vào cơ thể mẹ bầu nhưng một lượng hợp lý sẽ giúp cơ thể chống lại vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.

Giúp lợi tiểu

Dứa có thể giúp loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa tình trạng sưng phù thường gặp trong thai kỳ.

Giãn tĩnh mạch 

Giãn tĩnh mạch là tình trạng thường thấy ở các mẹ trong quá trình mang thai. Các tĩnh mạch ở chân bị giãn, xoắn lại gây đau nhức cho mẹ. Bromelain sẽ làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu. 

Cải thiện tâm trạng 

Mùi thơm cũng như hương vị của dứa có thể giúp người ăn cải thiện tâm trạng và nâng cao cảm xúc. 

Khẩu phần dứa phù hợp cho bà bầu 

bà bầu nên ăn dứa khi nào

  • Hạn chế ăn dứa trong 3 tháng đầu của thai kỳ 
  • Chỉ nên bổ sung lượng nhỏ từ 50 – 100g trong mỗi 2 – 3 bữa ăn trên 1 tuần khi mẹ đang ở 3 tháng giữa thai kỳ
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn dứa nhiều hơn. Tuy nhiên lượng dứa nạp vào cần tùy thuộc theo cơ địa mỗi người, tránh tình trạng dị ứng hoặc co thắt tử cung. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ biết được bà bầu nên ăn dứa khi nào. Bà bầu có thể ăn dứa trong bất kỳ tháng thai kỳ nào nhưng cần chú ý đến lượng dứa nạp vào tùy theo cơ địa, tình trạng mỗi người. Chúc các mẹ có một kỳ sinh nở an toàn, trọn vẹn. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN