Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, khiến cha mẹ  lo lắng và hoang mang không hiểu lý do. Hầu như, 8/10 trẻ sơ sinh đều gặp tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên, tùy mức độ, nếu quá nhiều lần trong ngày. Các mẹ phải tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt, tránh để lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu hóa và dinh dưỡng toàn diện của trẻ.

Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các cách khắc phục khi trẻ bị nôn trớ, lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ em.

trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Nhận biết trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Có nhiều bà mẹ đã hiểu lầm trẻ sơ sinh nôn trớ và trẻ chỉ nhả sữa. Cả hai hiện tượng này đều cùng xuất hiện trong vài tháng đầu lọt lòng. Đa phần các bé đều thích ngậm sữa trong miệng, hoặc chưa kịp uống hết. Sau đó, vì trẻ lại nhả ra nên nhiều người mới lần đầu làm mẹ đã hiểu lầm tình huống này. 

trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Còn khi bé bị nôn trớ, sữa sẽ có hiện tượng hôi chua, có bọt sữa, nôn rất nhiều sữa. Và bé đã bú khoảng từ 5 – 20 phút mà vẫn nôn sữa ra ngoài, thì đó dấu hiệu nôn trớ. 

Trẻ sơ sinh thường có hệ tiêu hóa và dạ dày chưa hoàn thiện, nên hay có tình trạng nôn trớ từ 1 -2 lần/ngày. Nếu trẻ bị liên tục từ 3 lần trở lên, thì lúc này trẻ đã gặp vấn đề không tốt tới dạ dày. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Nôn trớ do vấn đề sinh lý

Đây là hiện tượng bình thường, khi dạ dày của trẻ sơ sinh đang còn nằm ngang chưa phát triển. Nên việc co thắt sữa còn yếu, hoặc sữa không phù hợp làm trẻ dễ bị sình bụng, khó tiêu. Có một số thành phần trong sữa công thức như đạm sữa bò, cũng sẽ khiến bé bị dị ứng. 

Mẹ cũng lưu ý tư thế bú của bé có thể chưa đúng, đầu hơi ngang phía bụng nên dễ bị trào ngược lại. Hoặc bé bú nằm đã vội nằm ngủ, thay tã,…cũng dễ bị nôn trớ.

Việc quấn tã quá chật ngang bụng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ cảm thấy khó chịu, tức bụng và trớ sữa.

Nôn trớ do vấn đề bệnh lý

  • Trẻ sơ sinh nếu bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa cũng sẽ bị nôn trớ.
  • Có thể trẻ gặp các bệnh lý sau: Hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản,…
  • Nếu trẻ bị chướng bụng, bụng phình to, bí tiểu và đại tiện, đi ngoài có lẫn máu, phân xanh nâu đen,…thì trẻ có thể bị tắc/xoắn ruột khi vừa chào đời.
  • Trẻ mắc các chứng bệnh về đường sinh dục, co thắt hậu môn, viêm hô hấp,…

Các cách để khắc phục nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Những trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ thông thường đều có thể được cải thiện nhanh chóng. Thậm chí trẻ sẽ hết tình trạng nôn trớ hoàn toàn nếu mẹ áp dụng các cách sau:

Chia nhỏ các bữa ăn hoặc bú sữa

Hệ tiêu hóa non nớt của bé có dung tích rất nhỏ. Thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên chia ra nhiều lần. Chỉ cần tổng lượng sữa bé bú đủ trong một ngày là được mẹ nhé. Việc chia nhỏ, giúp bé tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

Vỗ ợ hơi sau mỗi cữ bú sữa

Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ hoặc bú bình. Nếu mẹ cho bé nằm ngay sau khi bú thì tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra. 

Vì vậy, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để giải thoát bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu. Đặt trẻ lên vai hoặc để trẻ ngồi lên đùi, mẹ vỗ đến khi trẻ phát ra tiếng “ợ” thì hãy đặt bé xuống nằm. Hoặc để trẻ nằm lên gối ợ hơi, một dạng gối dành riêng cho trẻ sơ sinh sau khi bú.

Cho trẻ sơ sinh bú đúng cách

trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều, mẹ chỉ nên cho bé vừa phải, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Hạn chế cho bé bú nằm, trừ khi vào ban đêm để tránh mất giấc của trẻ. 

Với trẻ bú bình, nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh để khí hơi len lỏi vào dạ dày bé. 

Tránh để bé tiếp xúc với làn khói thuốc lá

Mẹ có biết, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé tăng tiết axit trong dạ dày nhiều hơn. Khói thuốc lá cực kỳ độc hại có thể gây ô nhiễm hô hấp và khiến bé bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.

Bổ sung canxi đầy đủ

Nếu trẻ có hiện tượng nôn trớ và vặn mình liên tục, khó ngủ hay thức giấc. Đây là dấu hiệu cho thấy bé bị thiếu  canxi,  cần bổ sung đủ lượng hoặc theo chỉ định của Bác Sĩ. 

Trẻ sơ sinh hoạt động quá nhiều

Mẹ nên cân chỉnh chế độ ngủ và ăn uống, thời gian chơi của bé hợp lý. Lúc này bé cần ăn, ngủ nhiều hơn nên tránh các hoạt động quá mức. 

Đổi sữa công thức

Nếu bé bú sữa công thức, mẹ hãy xem xét chọn lựa đổi loại sữa khác để tốt cho tiêu hóa của bé hơn. 

Với sữa công thức, nên pha nhiệt độ đúng chuẩn như yêu cầu của nhà sản xuất. Tránh việc pha không đúng nhiệt độ, làm sữa không thể hòa tan hết. Dẫn đến khó tiêu, đầy bụng cho trẻ.

Đi thăm khám bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm

Nếu mẹ đã thử các cách trên mà vẫn không cải thiện tình trạng nôn trớ nhiều lần trong ngày. Thì có thể bé đã mắc phải bệnh lý nào đó, liên quan đến tiêu hóa và dạ dày. 

Cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám, để Bác sĩ kịp thời tìm ra giải pháp chữa bệnh cho trẻ. Để lâu ngày trẻ sẽ sinh ra biếng ăn, không hấp thu được dinh dưỡng, dễ bị suy nhược cơ thể, còi xương. Các bệnh nguy hiểm liên quan đến dạ dày của trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và các cách cải thiện phổ biến, dễ thực hiện. Đã được các bà mẹ khác áp dụng thành công, các mẹ chú ý phòng ngừa tránh trẻ bị nôn trớ nhiều lần nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN