Lưu ý cho mẹ: “Sữa mẹ rã đông để được bao lâu?”

Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng và tốt nhất cho bé, đặc biệt đối với các bé dưới 1 năm tuổi. Tuy nhiên, khi bảo quản sữa mẹ cũng cần phải bảo quản đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho con. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc sữa mẹ rã đông để được bao lâu cho các bạn tham khảo nhé!

Sữa mẹ để được bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh

sữa mẹ rã đông để được bao lâu

Như các bạn đã biết, việc cho con bú trực tiếp từ bầu ngực của mẹ luôn được khuyến khích để đảm bảo chất lượng cho các con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như mẹ vắng nhà dài ngày, con bú không hết, hoặc quá nhiều sữa thì mọi người thường vắt sữa vào bình hoặc túi để tích trữ trong ngăn đá tủ lạnh. Việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh cũng cần có thời hạn để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Theo các chuyên gia, ngăn đá tủ lạnh sẽ giúp sữa mẹ tránh được vi khuẩn sinh sôi và sử dụng được lâu hơn. Khi sữa mẹ trữ đông trong tủ lạnh, thời hạn bảo quản được khuyên dùng như sau:

  • Nếu bảo quản trong tủ lạnh mini chỉ có một cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát thì chỉ có thể để sữa mẹ được tối đa là 2 tuần vì hoạt động đóng mở làm nhiệt độ trong ngăn đá thay đổi liên tục.
  • Nếu bảo quản trong tủ lạnh 2 cánh riêng cho ngăn đá và ngăn mát thì sữa mẹ có thể sử dụng được từ 3 – 4 tháng.
  • Nếu bảo quản trong tủ kem, loại tủ đông chuyên dụng thì sữa mẹ có thể lưu trữ được tối đa trong 6 tháng.

Tuy nhiên, đây chỉ là thời hạn có thể sử dụng, giá trị dinh dưỡng có thể còn nhưng khả năng kháng thể rất dễ bị giảm. Vì vậy, các bạn vẫn nên dùng càng sớm sẽ càng tốt cho sức khỏe. 

Như vậy, các bạn đã biết sữa mẹ rã đông để được bao lâu để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho các bé rồi đúng không?

Lưu ý khi trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá

sữa mẹ rã đông để được bao lâu

  • Mẹ cần vệ sinh tay và các dụng cụ vắt sữa, đựng sữa thật kỹ trước khi hút sữa ra để trong quá trình tích trữ có thể hạn chế lượng vi khuẩn xâm nhập vào sữa. 
  • Mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ đầu vú trước khi vắt, lấy một chiếc khăn ấm chườm lên bầu vú khoảng 2 phút trước khi hút ra bình, túi sữa để bảo quản.
  • Mẹ nên dùng các chai thủy tinh có nắp đậy kín,  bình nhựa cứng không chứa BPA hoặc các túi chuyên dùng cho đông lạnh đông lạnh đảm bảo chất lượng để tích trữ sữa.
  • Không nên đựng quá nhiều sữa trong một chai/ túi, mà cần chừa một khoảng trống ở trên nắp khoảng 2,5cm để lấy không gian khi sữa nở ra trong quá trình đông lạnh.
  • Không cần phải xử lý sữa mẹ bằng bất kỳ cách nào trước khi đem để trữ đông.
  • Nên để ngay sữa vào ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi vắt, tránh để trong môi trường bình thường vài tiếng đồng hồ rồi mới bỏ vào tủ.
  • Trước khi cho sữa vào tủ lạnh mẹ cũng cần vệ sinh tủ, kiểm tra tủ có mùi hôi thối hay có các thực phẩm tươi sống hay không đê tránh làm bám mùi sang sữa.Vệ sinh sạch sẽ tủ cũng là việc làm cần thiết để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Nên chú ý ngày tháng vắt sữa ở từng chai/ túi đựng hoặc có thể dán nhãn cụ thể thì càng tốt, để dễ dàng ghi nhớ hạn sử dụng của sữa trữ đông.

sữa mẹ rã đông để được bao lâu

  • Mẹ nên để sữa ở phía bên trong ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bởi đây là nơi duy trì nhiệt độ ổn định nhất. Nên tránh xa các vị trí ở phía ngoài mép tủ hay cánh cửa tủ vì nhiệt độ ở đây thường xuyên bị thay đổi, sẽ dễ làm sữa mau hỏng.
  • Nên lưu trữ thành từng túi nhỏ theo cữ bú của bé để khi lấy ra dùng một lần là hết.
  • Trường hợp tủ đá nhưng bị mất điện trong thời gian dài, mẹ cần bỏ sữa đông lạnh vào túi giữ nhiệt có chứa đầy đá lạnh, sau đó đóng kín cửa tủ để bảo quản lâu nhất. 

Lưu ý khi rã đông sữa mẹ cho bé sử dụng

  • Không nên rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng vì nhiều khả năng vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sữa.
  • Không đun sữa mẹ hay cho vào lò vi sóng để rã đông vì sóng microwave, sóng điện từ sẽ làm mất vitamin và kháng thể thiết yếu trong sữa, dẫn đến chất đạm cũng như các dinh dưỡng quan trọng khác bị giảm đi.
  • Mẹ có thể đặt bình sữa vào một bát nước ấm, mực nước không ngập bình sữa để rã đông

sữa mẹ rã đông để được bao lâu

  • Không dùng lẫn sữa mới vắt với sữa rã đông.
  • Không lắc mạnh bình sữa hay thay đổi nhiệt độ đột ngột bởi khi đó sữa rất dễ mất đi tính năng của các kháng thể, protein giúp bảo vệ cơ thể bé và một phần dinh dưỡng trong nguồn sữa. 
  • Đôi khi sữa mẹ rã đông có mùi chua lạ là từ một loại enzyme có tên là lipase. Lipase tự nhiên tuy phá vỡ các chất béo của sữa trong quá trình trữ đông nhưng vẫn an toàn khi cho con sử dụng. 
  • Mẹ có thể đun sữa nóng cho con để giảm bớt mùi lạ nhưng chỉ đun đến khi xuất hiện bong bóng nhỏ là tắt bếp, tuyệt đối không được đun sôi, vừa không tốt lại có thể khiến bé bị bỏng.

Vấn đề sữa mẹ rã đông được để được bao lâu hay các lưu ý đến việc bảo quản sữa mẹ đều vô cùng quan trọng và đáng để lưu tâm. Các mẹ nên áp dụng những chú ý trên đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng chất lượng, an toàn nhất cho bé nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN