Lịch sử phố cổ Hội An – Di sản văn hóa nổi tiếng thế giới

Ai cũng biết lịch sử phố cổ Hội An đã có từ rất lâu đời với nhiều dấu ấn đáng trân trọng. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, Hội An vẫn giữ được những nét đẹp xưa cũ mà không nơi đâu có được. Nơi đây còn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là địa điểm thu hút hàng ngàn khách du lịch ghé thăm mỗi năm.

lịch sử phố cổ hội an

Lịch sử Phố Cổ Hội An từ 3000 năm về trước

Với đặc điểm địa hình thuận lợi, Hội An là một trong những vùng đất xuất hiện lớp dân cư đầu tiên. Các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện ra nhiều công cụ sinh hoạt, sản xuất, những mộ chum, đồ trang sức tuyệt xảo. Nó thể hiện thời kỳ đỉnh cao của tiền sơ sử, sự phát triển của văn hóa Sa Huỳnh muộn và khẳng định chiều dài tồn tại.

Ngoài ra, cũng tại thời kỳ này tại các hố khai quật các di chỉ đã phát hiện ra 2 loại tiền đồng là Vương Mãng và Ngũ Thù thời Hán, hiện vật theo văn hóa Đông Sơn, Tây Hán, Óc Eo hoặc đồ trang sức tinh luyện,… Có thể thấy, thời kỳ Sa Huỳnh, cư dân Hội An đã có sự giao thoa rộng rãi với bên ngoài và thời kỳ đầu công nguyên nền ngoại thương đã manh nha hình thành ở Hội An.

lịch sử phố cổ hội an

Từ thế kỉ II đến thế kỉ XIV

Lịch sử Phố Cổ Hội An dưới thời vương quốc Champa lúc bấy giờ tên gọi là Lâm Ấp phố. Trên con đường hàng hải quốc tế, Cửa Đại và Cù Lao Chàm trở thành những điểm dừng chân quan trọng. Lâm Ấp phố là thương cảng phát triển, hàng hóa xuất khẩu đa dạng thu hút nhiều thuyền buôn, có vai trò quan trọng trong hưng thịnh của trung tâm tôn giáo – tín ngưỡng Mỹ Sơn và kinh thành Trà Kiệu .

Với những phế tích Chăm như nền móng kiến trúc, giếng nước, những mảnh gốm sứ thế kỷ II – XIV, những pho tượng, đồ trang sức, vật dụng thủy tinh màu nổi tiếng của Nam Ấn Độ, Trung cận Đông đã làm sáng tỏ giả thuyết thời Champa đã từng có một Lâm Ấp phố với nền mậu dịch hàng hải phồn thịnh trước Hội An thời Đại Việt.

Đầu thế kỷ XIV, sau sự kiện Chế Mân – vua Chiêm Thành cắt 2 châu là Ô và Lý làm sính lễ cưới cho công chúa Huyền Trân, biên giới phía Nam kéo dài đến bờ Bắc sông Thu Bồn. Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ mở rộng bờ cõi đến Cổ Lũy, Chiêm Động, chia thành 4 châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Chiến lược di dân từ phía Bắc thời kỳ này bị gián đoạn do tranh chấp, thôn tính giữa 2 nước Việt – Chiêm và do quân Minh đặt ách đô hộ tại nước ta.

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cử đại binh Nam tiến bình Chiêm kéo vào kinh đô Đồ Bàn, triệt hạ Chiêm thành và đặt ra Đạo thừa tuyên Quảng Nam, đánh dấu sự hiện diện của người Việt ở miền Trung. 

Năm 1558, Nguyễn Hoàng rời bỏ Thanh Hóa vùng đất bản hộ họ Nguyễn để về phương Nam, dựa vào ưu thế vùng đất, tạo dựng khu quản chế độc lập và phát triển. Từ đó vùng đất từ Hải Vân đến Cù Mông trở nên ổn định và thu hút dân cư từ các tỉnh đồng bằng phía Bắc và Bắc Trung bộ khai hoang lập làng. 

Nguyễn Hoàng thực thi hàng loạt chính sách xây dựng và củng cố uy lực, trọng dụng người tài, khuyến khích khai hoang, quân đội hùng hậu…để thu phục nhân tâm và tạo thế lực hùng mạnh cho chính quyền Lê Trịnh Đàng Ngoài. 

Thời các chúa Nguyễn kế nghiệp, Đàng Trong phát triển rất mạnh trở thành thời đại Hoàng kim của nền công nghiệp hàng hải mậu dịch quốc tế và hệ thống thương mại Đông Á. Cư dân Hội An biết phát huy sự thông minh, cần cù, óc sáng tạo để gây dựng làng quê, phố thị ngày càng trù phú.

lịch sử phố cổ hội an

Giữa thế kỷ XVI đến nay

Với vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên, nguồn nhân lực, đặc sản dồi dào, chính sách ngoại kiều – thương khôn khéo,… Hội An thu hút nhiều thuyền buôn tấp nập đến giao thương.

Hội An mau chóng trở thành trung tâm thương mại quốc tế bậc nhất khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò điều phối trung tâm các thương cảng miền Trung và trở thành thương cảng trọng yếu của Đàng Trong, cùng với một số thương cảng tạo nên hệ thống thương mại hoàn chỉnh tại châu Á.

lịch sử phố cổ hội an

Từ cuối thế kỷ XIX, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái nhường vị thế trung tâm cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn giữ được vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa của Quảng Nam. Trong thời kỳ kháng chiến Pháp, Mỹ, Hội An đều được chọn làm tỉnh lỵ, với nhiều cơ quan đầu não quân sự, chính trị của Quảng Nam.

Ngày 6/11/1996, phê chuẩn tách Đà Nẵng, Quảng Nam thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và Hội An là thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Ngày 03/4/2006, Hội An được công nhận là Đô thị loại III. Ngày 29/01/2008, trên cơ sở dân số, diện tích và các đơn vị hành chính thuộc thành lập Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.

Kết luận

Hội An cho đến nay vẫn là một trong những đô thị mang nét cổ xưa hiếm hoi trên thế giới. Lịch sử phố cổ Hội An vẫn luôn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả về văn hóa truyền thống và kiến trúc địa phương. Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch không chỉ du khách trong nước mà cả khách nước ngoài đều muốn ghé thăm, nó mang một nét hoài niệm mà ai cũng phải thổn thức. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN