Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Cùng nhau tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta
Để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của biển đối với nền kinh tế và đời sống của người dân hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những cơ hội và thách thức mà kinh tế biển đem lại.
Cơ hội và tiềm năng phát triển kinh tế biển của Việt Nam
Về phát triển giao thông đường biển
Đầu tiên phải kể đến là cơ hội phát triển giao thông đường biển khi biển nước ta gần với đường hàng hải quốc tế. Mạng lưới giao thông biển cho phép vận chuyển hàng nhanh chóng, thuận lợi hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, cũng như vận chuyển hàng hóa đi nhiều nơi, nhiều quốc gia khác trên thế giới. Với vị trí thuận tiện cho giao thông vùng vịnh và có độ sâu lớn thuận tiện cho các cảng biển, không gian biển rộng rất thuận tiện cho việc phát triển khu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
Cơ hội trong khai thác và chế biến khoáng sản
Vùng biển Việt Nam chứa rất nhiều khoáng sản với hơn 35 loại hình khác nhau và trữ lượng từ nhỏ cho đến lớn. bao gồm các nhóm như: nhiên liệu,đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng kim loại, vật liệu xây dựng. Trong đó tiềm năng về dầu khí là rất lớn với hơn 6 buồn trầm tích và hoạt động khai thác dầu khí được duy trì ở 11 mỏ ở thềm lục địa đi về phía nam.
Chưa kể ven biển nước ta có các sa khoáng, khoáng vật nặng và các nguyên tố quý hiếm như: titan, zircon, xeri. Bên cạnh đó là tài nguyên về nước biển cũng rất lớn với các năng lượng như: băng cháy, năng lượng hạt nhân, năng lượng sóng, năng lượng thủy triều…
Về khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
Ngoài khoáng sản và dầu mỏ thì vùng biển nước ta có nguồn lượng khoáng sản lớn, ngoài cá biển còn có các loại hải sản giá trị khác như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… nếu chỉ tính riêng cá biển đã có hơn 2.000 loài khác nhau róng đó có đến 100 loài có giá trị kinh tế.
Theo như số liệu cho thấy trữ lượng cá ở vùng biển của nước ta có khoảng 5 triệu tấn/ năm và trữ lượng cá có thể bắt là 2,3 triệu tấn. Trong đó dọc biển nước ta có đến 37 nghìn héc-ta mặt nước có khả năng nuôi trồng nhiều loại hải sản khác nhau có thể đem đi xuất khẩu như: như: tôm, cua, rong câu… ngoài ra các vùng vịnh cũng là môi trường lý tưởng để nuôi trồng thủy hải sản.
Về phát triển du lịch biển
Đường bờ biển nước ta dài 3.260km và có hàng nghìn hòn đảo ven bờ biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển du lịch biển. Theo như thống kê thì Việt Nam có đến 125 bãi biển đẹp, trong đó có một số bãi biển và vịnh được đánh giá là vịnh đẹp hàng đầu thế giới có thể kể đến như: bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng),Eo Gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long, Phú Quốc (Kiên Giang). Sự đa dạng về vùng biển đã tạo lợi thế to lớn để so sánh du lịch biển. Ngoài ra vùng biển nước ta nằm ở khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng biển ấm quanh năm nên rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Là thuận lợi lớn cho người dân cải thiện kinh tế, phát triển du lịch.
Những thách thức trong phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những thuận lợi thì biển cũng có những khó khăn và thách thức đến nền kinh tế Việt Nam trong đó phải kể đến là:
Đầu tiên là nhận thức của người dân chưa vững về tiềm năng biển. Cùng với đó sư quản lý và nhận thức về vai trò, vị trí của các cấp, các ngành kinh tế biển chưa đầy đủ, chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu của các ngành nghề trong lĩnh vực chưa hợp lý, xây dựng các khu kinh tế biển còn tràn lan, tự phát gây nhiều bất cập trong quản lý và phát triển kinh tế.
Thiên tai bão lũ diễn ra thường xuyên gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Trong khi nền kinh tế của chúng ta chưa phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa vững chắc việc bão lũ thường xuyên gây ra thiệt hại và tổn thất về cả người và của. Không những thế còn gây nguy hiểm cho giao thông đường biển và các hoạt động đời sống của người dân vùng ven biển.
Thủy triều ở nước ta diễn ra cũng phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông. Đôi khi biển còn gây các đợt sóng lớn hoặc nước dâng cao điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân viên ven biển. Chưa kể tình trạng sạt lở ven bờ biển và tình trạng cát lấn diễn ra ngày càng nhiều ở khu vực miền trung dẫn đến ảnh hưởng nuôi trồng của người dân.
Bài viết trên đây chúng tôi đã phân tích chi tiết những cơ hội, khó khăn và thách thức của biển tác động đến nền kinh tế nước ta. Từ những phân tích trên chúng tôi tin rằng bạn đã có thể trả lời câu hỏi “biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta” Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.